Tại Ngân hàng Quân Đội (MB), lợi nhuận MB tăng trưởng âm trong quý IV/2022, nhưng lũy kế cả năm qua ghi nhận lãi trước thuế hơn 22.700 tỷ đồng, tăng 37,5% so với năm trước vượt 12% kế hoạch.
Cụ thể, trong quý IV/2022, loạt hoạt động kinh doanh của MB ghi nhận sụt giảm thu nhập khiến lợi nhuận Ngân hàng tăng trưởng âm. Trong kỳ, thu nhập lãi thuần của MB tăng 34%, ghi nhận trên 9,629 tỷ đồng, song thu nhập từ dịch vụ giảm 9% khi chỉ ghi nhận hơn 1.223 tỷ đồng.
Kinh doanh ngoại hối trong quý IV/2022 của MB cũng giảm gần 13% so với quý cùng kỳ. Đáng chú ý, lãi từ chứng khoán kinh doanh quý này giảm đến 90% (lũy kế cả năm giảm 36%, chỉ còn ghi nhận 141 tỷ đồng); lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 60% trong quý cuối năm 2022 (lũy kế cả năm nhẹ 9%, chỉ còn 1.,315 tỷ đồng).
Lãi từ hoạt động khác của ngân hàng trên cũng giảm mạnh trong quý IV/2022, với mức giảm tương đương 50% (lũy kế cả năm giảm 34%, còn 2.142 tỷ đồng), do giảm thu từ các khoản nợ đã xử lý 39% (còn 1,648 tỷ đồng).
Thêm vào đó, MB trích 8.048 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, xấp xỉ năm trước (trong đó riêng quý IV/2022 dự phòng rủi ro tín dụng của nhà băng này tăng hơn 78% so với quý cùng kỳ).
Thế nhưng, kết quả Ngân hàng MB vẫn báo lãi trước thuế 22.729 tỷ đồng cả năm 2022, tăng 38%. So với kế hoạch 20.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đặt ra cho cả năm qua, MB đã vượt 12% mục tiêu. do đó Ngân hàng báo lãi trước thuế 22,729 tỷ đồng, tăng 38% so năm trước.
Số dư nợ xấu của MB đến cuối năm 2022 tăng 54% lên 5.030 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhóm 5 ở mức 2.293 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với cuối năm 2021 (tương đương tăng 819 tỷ đồng), qua đó tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,9% lên 1,09%.
Kết quả kinh doanh trong quý cuối cùng của năm 2022 tại VPBank cũng kém khả quan hơn so với 3 quý trước đó. Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý IV/2022 của ngân hàng này chỉ đạt 1.383 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi về thu nhập, nhiều mảng kinh doanh của VPBank, đặc biệt là hoạt động cốt lõi vẫn có tăng trưởng tích cực trong quý IV. Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng 20,6% so với cùng kỳ và đạt 10.282 tỷ đồng, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 57% lên 1.881 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác tăng 54% lên 898 tỷ đồng. Chỉ riêng hoạt động kinh doanh ngoại hối kém khả quan (bị lỗ 340 tỷ đồng). Hoạt động mua bán chứng khoán có lãi 46 tỷ, giảm 94% so với cùng kỳ.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng tăng mạnh chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro. Cụ thể, chi phí dự phòng quý IV/2022 của VPBank tăng 31% so với cùng kỳ lên 7.320 tỷ đồng. Nợ xấu của VPBank hợp nhất (bao gồm công ty tài chính) là 4,73%. Đối với ngân hàng riêng lẻ, Tỷ lệ này tăng nhẹ từ 1,98% năm 2021 lên 2,19%. Chi phí hoạt động tăng tới 42% lên 4.065 tỷ đồng.
Mặc dù lợi nhuận quý IV/2022 sụt giảm đáng kể, nhưng VPBank vẫn ghi nhận lợi nhuận năm 2022 tăng 47,7%, đạt 21.219 tỷ đồng trước thuế, lọt Top 5 ngân hàng có lãi cao nhất. Động lực tăng trưởng của ngân hàng chủ yếu ở những tháng đầu năm, đặc biệt là trong quý 1 ngân hàng có lợi nhuận đột biến nhờ thỏa thuận độc quyền bancassurance.
Lợi nhuận của VPBank cũng chủ yếu nhờ ngân hàng mẹ (đạt hơn 24.000 tỷ đồng trong năm qua), cho thấy kết quả kinh doanh của các công ty con, đặc biệt là công ty tài chính đi xuống rõ rệt trong năm vừa qua.
ABBank cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với lợi nhuận trước thuế lỗ 45 tỷ đồng lãi trước thuế. Theo giải trình báo cáo tài chính tại ABBank, do lạm phát và môi trường lãi suất, tỷ giá biến động đã kéo theo lợi nhuận trước thuế năm 2022 tại ngân hàng này giảm 13% so với cùng kỳ, chỉ hoàn thành 55% mục tiêu kế hoạch năm.
Mặc dù nguồn thu chính là lãi thuần tại ngân hàng này tăng 22% so với năm trước, tương ứng đạt 3.735 tỷ đồng, tuy nhiên các nguồn thu ngoài lãi lại sụt giảm với lãi từ dịch vụ giảm 34%, còn 232 tỷ đồng và lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 53%, còn 193 tỷ đồng.
Ngoài ra, hoạt động khác thu về khoản lãi hơn 415 tỷ đồng, tăng 62% trong khi phí hoạt động chỉ tăng 8%, lên gần 2.043 tỷ đồng.
Trong kỳ, ABBank trích ra gần 249 tỷ đồng dự phòng rủi ro, cùng với các khoản dự phòng từ những quý trước đó, ngân hàng này đã chi tổng cộng gần 777 tỷ đồng. Do đó, ABBank chỉ thu về 1.702 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 13% so với năm trước. So với kế hoạch 3.079 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm 2022, ABBank chỉ thực hiện được 55% mục tiêu.