Báo cáo của viện nghiên cứu ADP cho thấy, số việc làm trong khu vực tư nhân tăng mạnh thêm 807 nghìn việc làm trong tháng 12/2022, cao hơn nhiều so với mức dự báo 400 nghìn việc làm. Trong tháng 11/2022, con số tăng là 505 nghìn việc làm.
Thông tin này ngay lập tức khiến giới đầu tư nghiêng về khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thêm cơ sở để thắt chặt chính sách tiền tệ, trong đó có khả năng đẩy mạnh việc giảm mua trái phiếu và tăng lãi suất. Đây là thông tin tích cực đối với USD.
USD ghi nhận thêm một phiên lên giá sau công bố dữ liệu PMI sản xuất của Mỹ trong tháng 12 vừa qua. USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác tăng trên mức 105 điểm.
Giới phân tích tài chính cho rằng, sức khỏe đồng đôla Mỹ tăng mạnh và khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 3/2023 sẽ tạo áp lực lên giá mặt hàng kim quý vàng.
Tuy nhiên, trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu trú ẩn an toàn trong thời gian tới, đồng thời các ngân hàng trung ương sẽ mua vàng hơn.
Dự báo giá vàng trong ngắn hạn có thể quanh mức 1.820 USD/ounce, nhưng trong trung và dài hạn sẽ đạt mức cao kỷ lục mới với mốc trên 2.000 USD/ounce.
Đánh gái về triển vọng giá vàng trong năm 2023, các chuyên gia tài chính cho rằng, cấu trúc giá vàng tổng thể cho thấy một xu hướng tích cực khi bước sang năm 2023.
Mức giá tạo động lực cho giá vàng tăng đến 1.970 USD/ounce trên thị trường quốc tế và sau đó có thể đạt ngưỡng 2.300 USD/ounce. Bank of America là một trong số những ngân hàng lạc quan nhất về vàng và triển vọng của nó trong năm 2023. Ngân hàng này đưa ra dự báo, kim loại màu vàng sẽ chạm 2.000 USD/ounce.
Nhưng nếu chỉ số USD mạnh hơn đang gây áp lực lên vàng. Đồng thời, Fed sẽ tiếp tục duy trì lập trường diều hâu lâu hơn khi thị trường lao động tiếp tục mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia cũng khuyên các nhà đầu tư hạn chế chạy theo đà tăng của giá vàng và chỉ nên mua vào khi giá điều chỉnh giảm.
Đối với thị trường vàng trong nước, trong phiên sáng nay, giá vàng miếng SJC ở mức 66,1- 66,9 triệu đồng/lượng (mua-bán), giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều bán so với phiên hôm qua. Chênh lệch giữa giá mua và bán gần 1 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là quy đổi giá vàng trong nước đang duy trì ở mức cao hơn thế giới hơn 14 triệu đồng/lượng (tính theo tỷ giá ngân hàng, chưa bao gồm thuế, phí), nên mua vàng trong nước rủi ro cao.
Chính mức chênh lệch giữa vàng trong nước và quốc tế khá cao đã tạo cơ hội cho nạn vàng lậu “chảy” vào Việt Nam. Buôn lậu vàng hiện được coi là siêu lợi nhuận bởi chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới có thời điểm lên đến gần 20 triệu đồng mỗi lượng.
Theo Hội đồng Vàng thế giới, trung bình mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 20 tấn vàng trang sức, mỹ nghệ. Điều này cho thấy lượng vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, trong đó có nhẫn trơn 24K là không hề nhỏ.
Trong khi vàng nguyên liệu trên thị trường hiện chủ yếu từ mua đi bán lại và mua trôi nổi trên thị trường, trong đó có vàng nhập lậu và đã bị công an bắt giữ nhiều vụ.
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước tăng nhẹ tỷ giá trung tâm 2 đồng, lên 23.605 đồng/USD. Vietcombank mua vào 23.300 – 23.330 đồng, bán ra 23.650 đồng/USD.