Mất gần 100 USD/ounce chỉ trong 2 phiên
Trước đó, ngay sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng thêm 0,25% lãi suất USD, giá vàng đã bật tăng mạnh. Thị trường xác lập tháng tăng thứ 3 liên tiếp kể từ phiên giao dịch ngày 31/1 nhờ USD giảm và triển vọng xoay quanh việc Fed chậm lại tiến trình nâng lãi suất.
Mặt hàng kim quý vàng đã nhanh chóng vượt lên trên ngưỡng 1.952 USD/ounce ngay sau khi Fed tăng lãi suất trong ngày 2/2 và tăng tiếp các phiên sau đó, vì những phát biểu ôn hoà của Chủ tịch Fed về việc thắt chặt chính sách tiền tệ khiến USD giảm và báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng lãi suất sắp đạt đỉnh.
Standard Chartered nhận định, cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell là tương đối ôn hòa, báo hiệu mức lãi suất cao nhất sắp đạt được và nhấn mạnh lạm phát giảm đã giúp giá vàng tăng khi USD suy yếu và lãi suất thực giảm.
Thế nhưng, giá vàng đã quay đầu giảm kể từ ngày 3/2, với mức giảm gần 2% vì USD phục hồi và một số nhà đầu tư chốt lời sau khi kim loại quý leo đỉnh sau 9 tháng.
Nhưng không dừng lại ở mức trên kết thúc phiên cuối tuần, giá vàng trên thị trường quốc tế sáng nay tuột khỏi mốc 1.900 USD/ounce xuống còn 1.862 USD/ounce khi tăng trưởng việc làm của Mỹ cải thiện và USD, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng
Kim loại quý đã tuột khỏi ngưỡng 1.900 USD/ounce sau khi Fed tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm và số liệu việc làm tháng 1 tích cực hơn dự báo.
Ngân hàng trung ương thế giới tăng mua vàng
Với đà lao dốc của giá vàng thế giới phiên hai cuối tuần, nhiều chuyên gia dự báo giá kim loại quý khó tăng trong tuần tới. Nếu không giữ được mức đó, vàng sẽ giao dịch quanh 1.850 USD/ounce và sau đó giảm về 1.800 USD/ounce.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn lạc quan, triển vọng của giá vàng vẫn tốt. Dù Fed có hành động như thế nào, giá vàng vẫn sẽ hoạt động tốt trong thời gian tiếp theo. Tác động giảm giá vàng chỉ trong ngắn hạn, không thay đổi cơ bản triển vọng của vàng.
Theo dữ liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), một động lực cần chú ý là hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương. Số lượng vàng giao dịch lên tới 1.136 tấn trong quý I/2023, mức cao nhất kể từ năm 1967.
Trước đó, lượng vàng các Ngân hàng Trung ương thế giới đã mua trong quý 4-2022 đạt 417 tấn, theo WGC, nhu cầu vàng toàn năm 2022 đạt mức ấn tượng một phần đến từ nhu cầu cao kỷ lục ở quý IV2022.
Lạm phát tăng cao thúc đẩy sự đầu tư vào vàng thỏi và vàng xu, cộng hưởng với các yếu tố thúc đẩy nhu cầu khác đã cân bằng lại lượng vàng bán đi khỏi các quỹ ETF, vốn là sự phản ứng tức thời mang tính chiến thuật trước việc gia tăng lãi suất.
Bước sang năm 2023, WGC dự đoán kinh tế cho thấy, một bối cảnh tương lai đầy thách thức. Bên cạnh đó, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu có thể đảo ngược xu hướng đầu tư vàng. Nếu lạm phát giảm, đây có thể là rào cản cho việc đầu tư vàng thỏi và vàng xu.
Ngược lại, nếu USD tiếp tục suy yếu và sự gia tăng lãi suất vừa phải có thể mang lại tác động tích cực cho nhu cầu đầu tư vào những quỹ đảm bảo bằng vàng như ETF. Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích WGC, cũng không loại trừ trường hợp nhu cầu sẽ suy giảm khi người tiêu dùng siết chặt chi tiêu để thích nghi với tình hình suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn.
Dự báo xu hướng vàng trong tuần mới
Nhiều chuyên gia lẫn nhà đầu tư vẫn lạc quan về khả năng tăng giá của vàng. Kết quả cuộc khảo sát về xu hướng giá vàng tuần tới của Kitco News cho thấy số ý kiến cho rằng vàng sẽ tiếp tục tăng chiếm đa số.
Cụ thể, có 18 nhà phân tích Phố Wall tham gia cuộc khảo sát thì có 6 người, chiếm 44% dự báo vàng sẽ tăng giá. Ngược lại có 7 người, tương ứng 29% đưa ra ý kiến kim loại quý sẽ giảm và 3 nhà phân tích còn lại, chiếm 17% nghĩ rằng kim loại quý sẽ đi ngang.
Trong khi đó, cuộc thăm dò trực tuyến Main Street tuần này thu hút 740 nhà đầu tư cá nhân tham gia thì có 461 người, chiếm tỷ lệ 61% cho rằng giá vàng sẽ tăng. Bên cạnh đó, có 183 người khác, tương đương 25% dự báo giá vàng quay đầu đi xuống và 106 nhà đầu tư còn lại, tương ứng 14% nhận định kim loại quý sẽ đi ngang.
Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng vàng trong quý IV/2022 đã tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021, từ 8,5 tấn lên 13,5 tấn, theo số liệu của WGC.
Ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) của WGC, cho biết: “Việt Nam dẫn đầu sự tăng trưởng nhu cầu vàng trong khu vực ASEAN vào năm 2022, với mức tăng 37% so với năm 2021. Đồng thời, Việt Nam cũng dẫn đầu về nhu cầu trang sức trong năm 2022, với mức tăng 51% so với năm 2021, đạt 18 tấn – mức cao nhất trong 14 năm qua”.
Tuy nhiên, do giá vàng trong nước vẫn chênh khá lớn 14 triệu đồng/lượng so với vàng quốc tế trong phiên cuối tuần nên người mua vàng ở thị trường nội địa vẫn khá rủi ro. Giá vàng miếng SJC chốt cuối tuần tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được mua vào 66,4 triệu đồng/lượng và bán ra 67,4 triệu đồng.
So với cuối tuần trước, mỗi lượng vàng miếng SJC đã giảm 900.000 đồng.