Số ca tai nạn giao thông và pháo nổ tăng
Các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước đã thực hiện 2.442 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 705 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân; đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 2.491 trẻ chào đời và cho xuất viện 31.844 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết.
Trong ngày mùng 1 Tết, có 4.353 trường hợp khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng 2,4% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022; trong đó, 1.563 lượt trường hợp bị tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi, tăng 12,8% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022; có 511 trường hợp chuyển tuyến trên điều trị.
Tổng số có 44 ca ca tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về), tăng 8 ca (22%) so với cùng ngày Tết Nhâm dần 2022.
Như vậy, sau hai ngày nghỉ đã có 8.235 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ Tết Nhâm dần 2022; trong đó 3.002 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 36,5% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông.
Ảnh minh hoạ |
Ngày 1 Tết Quý Mão, các bệnh viện trên cả nước tiếp nhận 186 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, nhiều hơn 57 ca so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022; 19 trường hợp khám, cấp cứu do vũ khí tự chế, vật liệu nổ khác.
Cũng trong ngày đầu tiên của năm mới, tổng số 551 trường hợp cấp cứu do đánh nhau, giảm 5% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022, trong đó có 205 ca nặng phải nhập viện điều trị, theo dõi; không có ca tử vong.
Tính chung trong hai ngày nghỉ đã có 1.056 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, chiếm 1% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 395 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có ba trường hợp tử vong.tai
Cũng trong hai ngày nghỉ, tổng cộng 4.943 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động, chiếm 5,1% trong tổng số khám, cấp cứu bệnh viện, trong đó 10 trường hợp đã tử vong.
Số ca mắc mới Covid-19 chỉ có 11 ca trong ngày mùng 1 Tết
Theo Bản tin về tình hình chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, ngày 22/1 (mùng 1 Tết), ghi nhận 11 ca mắc Covid-19 mới (thấp nhất trong 2 năm qua); có 9 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.526.329 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.482 ca nhiễm).
Về tình hình điều trị, theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, ngày 22/1, có 9 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca bệnh được điều trị khỏi lên 10.612.409 ca.
Hiện có 3 bệnh nhân đang thở oxy, trong đó có 2 ca thở oxy qua mặt nạ, 1 ca thở máy không xâm lấn.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Về tiêm chủng, trong ngày 21/1, có 1.778 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 266.051.692 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.690.462 liều: Mũi 1 là 71.082.112 liều; Mũi 2 là 68.700.433 liều; Mũi bổ sung là 14.534.326 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.881.016 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.492.575 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.892.893 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.064 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.808.005 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.468.337 liều: Mũi 1 là 10.245.228 liều; Mũi 2 là 8.223.109 liều.