Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành, Bộ Y tế nêu rõ bệnh Covid-19 được xem là một loại bệnh nghề nghiệp.
Bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.
Thông tư nêu rõ yếu tố gây bệnh được xác định bằng một trong các văn bản: Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với virus SARS-CoV-2; văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và các văn bản khác phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp quy định; biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.
Ảnh minh hoạ. |
Theo Bộ Y tế, người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 bao gồm 6 nhóm cơ bản:
1. Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.
2. Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa virus SARS-CoV-2.
3. Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 bao gồm: Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh Covid-19 tại nhà; Người vận chuyển, phục vụ người bệnh Covid-19; Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh Covid-19; Người giám sát, điều tra, xác minh dịch Covid-19 Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh.
4. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng.
5. Chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an.
6. Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch Covid-19.
Theo Bộ Y tế, thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp): 01 (một) lần. Thời gian bảo đảm (khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh: 28 (hai mươi tám) ngày.
Việc chẩn đoán xác định bệnh Covid-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/1/2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 và Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 27/2/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19.
Bộ Y tế nêu rõ thời gian khám xác định di chứng: Sau tối thiểu sáu tháng kể từ khi mắc bệnh Covid-19 và được điều trị ổn định. Trường hợp không điều trị ổn định được thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Y tế hướng dẫn những người làm nghề, công việc trên được chẩn đoán xác định mắc bệnh Covid-19 do tiếp xúc trong quá trình lao động trong thời gian từ ngày 1/2/2020 đến trước ngày 1/4/2023 được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.
Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/04/2023:
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp; 2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; 3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp; 4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; 5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp; 6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; 7. Bệnh hen nghề nghiệp; 8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp; 9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen; 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; 11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp; 12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp; 13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp; 14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; 15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp; 16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp; 17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp; 18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; 19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp; 20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân; 21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ; 22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp; 23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp; 24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; 25. Bệnh sạm da nghề nghiệp; 26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm; 27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài; 28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su; 29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp; 30. Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp; 31. Bệnh lao nghề nghiệp; 32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; 33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp; 34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp; 35. Bệnh Covid-19 nghề nghiệp.
Đồng Nai: Thực hiện nghiêm các nội dung phòng, chống sốt xuất huyết
Sở Y tế Đồng Nai vừa có công văn đề nghị CDC Đồng Nai và TTYT các huyện, thành phố trên địa bàn thực hiện các nội dung về phòng, chống Sốt xuất huyết (SXH) theo thông báo của Viện Pastuer Tp Hồ Chí Minh.
Theo đó, Sở Y tế đề nghị các đơn vị nêu trên triển khai thực hiện nội dung thống nhất các hoạt động khung cho công tác phòng, chống Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) năm 2023.
CDC Đồng Nai có trách nhiệm làm đầu mối theo dõi, giám sát tình hình dịch, tham mưu Sở Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn đạt kết quả tốt.
Các hoạt động khung cho công tác phòng, chống SXHD năm 2023 bao gồm: Lập kế hoạch phòng, chống SXHD ngay từ đầu năm có chỉ tiêu về giảm mắc, giảm chết và các hoạt động can thiệp; Thiết lập phương án dự phòng về việc báo cáo ca bệnh khi hệ thống quản lý giảm sát bệnh truyền nhiễm hoạt động không ổn định, đồng thời hướng dẫn cho các cơ sở y tế khi có thay đổi phương thức báo cáo.
Xây dựng kế hoạch phân bổ chỉ tiêu lấy mẫu ngay từ đầu năm về tuyến cơ sở và gửi mẫu theo định kỳ để xét nghiệm, đối với những tỉnh có khả năng tự xét nghiệm Realtime RT-PCR Dengue thì tiếp tục triển khai và báo cáo hàng tháng về Viện Pastuer Tp Hồ Chí Minh.
Duy trì các hoạt động giám sát véc tơ SXHD như thường quy; Thực hiện nhập liệu và báo cáo trực tuyến kết quả giám sát véc tơ; Tổ chức các lớp tập huấn về dịch tễ, côn trùng, xét nghiệm, giám sát ca bệnh, điều tra và xử lý ổ dịch, điều trị cho các tuyến trong Quý 1, 2/2023.
Chủ động triển khai các hoạt động can thiệp ngay từ đầu năm và tuân thủ quy trình do Viện ban bành; Triển khai đa dạng các hoạt động truyền thông trong cộng đồng phù hợp với từng địa phương.
Tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm và an toàn sinh học
Dự án đã tiến hành tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm và an toàn sinh học tại các trung tâm y tế dự phòng thuộc 10 tỉnh thành phía Bắc và Nam.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm” giai đoạn 3.
Các tổ chức đã báo cáo về kết quả hoạt động của dự án trong 5 năm qua và các vấn đề trong tương lai, đồng thời các chuyên gia đã đưa ra quan điểm, đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng của dự án.
Tiếp nối giai đoạn 1 và giai đoạn 2, giai đoạn 3 của dự án được thực hiện tại NIHE, triển khai từ tháng 7/2017 và sẽ kết thúc vào cuối tháng 3/2023.
Dự án đã tiến hành tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm và an toàn sinh học tại các trung tâm y tế dự phòng thuộc 10 tỉnh thành phía Bắc và Nam do NIHE và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh quản lý; Tăng cường hệ thống đào tạo trên phạm vi toàn quốc tại Trung tâm đào tạo NIHE nhằm củng cố mạng lưới phòng xét nghiệm; Xây dựng hệ thống vận hành và bảo trì phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo là bước đầu tiên hướng đến hợp tác và liên kết giữa bốn quốc gia vượt ra ngoài khuôn khổ Dự án.
Dự án sẽ kết thúc vào tháng 3/2023, nhưng các hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và các nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cường để phát huy các thành quả của Dự án.