“Không ngán lãi suất, chỉ ngán nợ nhảy nhóm” là câu chuyện mà nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay.Đây cũng là lý do hàng doạt doanh nghiệp bất động sản xin cơ cấu nợ, giãn nợ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) cho hay, hiện nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45 – 50% nhưng vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua.
Bên cạnh khó khăn lớn nhất là vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản, khó khăn trực tiếp tiếp theo là vấn đề trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến hạn và các khoản vay tín dụng đến hạn sẽ kéo theo rủi ro chuyển thành nợ xấu hoặc nhảy nhóm nợ xấu hơn.
Trước tình cảnh hiện nay của doanh nghiệp, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét ban hành thông tư mới, tương tự Thông tư 14/2021/TT-NHNN, cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn trong thời hạn 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm.
Về từng doanh nghiệp cụ thể, bà Vũ Thị Phương Nam – Giám đốc phụ trách tái cấu trúc NovaLand cho biết, Novaland hiện vẫn đang làm việc với các NHTM để tháo gỡ khó khăn đối với các khoản vay. Doanh nghiệp đề nghị NHNN xem xét cho các tập đoàn bất động sản được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong vòng 24-36 tháng.
Tương tự, dại diện Hưng Thịnh land cũng cho hay, hiện chưa bị nhảy nhóm nợ nhưng không cosnghiax là không nhảy. Nếu không có chính sách hỗ trợ thì dư nợ của doanh nghiệp này sẽ nhảy nhóm nợ trong thời gian tới. Vì vậy, Hưng Thịnh Land kiến nghị NHNN cho phép cơ cấu nợ, tránh tình trạng nhảy nhóm nợ cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc ban hành một thông tư về cơ cấu nợ, giãn nợ cho riêng doanh nghiệp bất động sản là rất khó, cả về phía NHNN và ngân hàng thương mại.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng giám đốc, phụ trách Ban điều hành – Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), cũng cho rằng: “Doanh nghiệp và ngân hàng đang trên một chiếc xuồng, phải cùng chèo một nhịp, phải hết sức bình tĩnh, chỉ cần chèo lạc nhịp là có thể bị chìm”.
Tuy vậy, việc cơ cấu nợ cho riêng doanh nghiệp bất động sản không phù hợp, vì đây là vấn đề thị trường. Nếu có cơ chế đặc thù cho sản bất động sản thì các hiệp hội ngành nghề khác cũng đòi cơ cấu nợ, như vậy sẽ không đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các ngành nghề.
“Tôi cho rằng các doanh nghiệp nên tự cơ cấu, các anh chị bán đi tài sản, vấn đề là bán bao nhiêu”, ông Dũng nêu ý kiến.
Về vấn đề này, NHNN cho hay sẽ tiếp thu và nghiên cứu. Dù vậy, cơ quan này cho rằng, rất khó đưa ra cơ chế ưu ái riêng cho doanh nghiệp bất động sản, bởi nếu vậy các ngành nghề khác cũng đòi cơ chế tương tự, trong khi bất động sản không phải là lĩnh vực ưu tiên.
Theo NHNN, nợ xấu bất động sản đang có xu hướng tăng lên, từ mức 1,67% năm 2021 lên 1,81 năm 2022. Nếu thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản tiếp tục khó khăn, nợ xấu bất động sản sẽ còn tăng mạnh thời gian tới.