Để đạt được tham vọng trên, Nippon Paint Việt Nam đang đặt niềm tin vào 4 trụ cột, bao gồm phát triển phân khúc “Beyond Paint” (tức mở rộng hoạt động kinh doanh), ứng dụng công nghệ, sản xuất các sản phẩm xanh và bảo vệ sức khoẻ, và phát triển bền vững.
Xin chào hai ông! Trong những năm gần đây, Nippon Paint đã tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm lớn cả ở ngành sơn/chất phủ cùng các ngành kinh doanh khác. Ông có thể chia sẻ thêm về định hướng phát triển toàn cầu này của Nippon Paint hay không?
Ông EE Soon Hean: Nippon Paint là một tập đoàn hơn 140 năm tuổi, nhưng chúng tôi vẫn còn rất trẻ, trẻ về cách vận hành doanh nghiệp.
Với tâm thế là một “người trẻ” như vậy, chúng tôi mong muốn bứt phá hơn nữa, không giới hạn ở một khu vực địa lý hay mảng kinh doanh nhất định nào. Do đó, trong những năm qua, chúng tôi đã đẩy mạnh các thương vụ mua lại.
Để chuẩn bị, chúng tôi đã thực hiện các thương vụ mua lại như kể trên. Chẳng hạn, sau khi mua lại DuluxGroup vào năm 2019, chúng tôi đã trở thành nhà phân phối độc quyền thương hiệu Selleys tại Việt Nam vào năm 2020.
Tiếp đến có Betek Boya của Thổ Nhĩ Kỳ, công ty có chuyên môn trong ngành công nghiệp resin – một loại nhựa tổng hợp được ứng dụng nhiều trong sơn và chất lót.
Với định hướng mở rộng sang mảng Beyond Paint, Nippon Paint Việt Nam có kế hoạch gì để giữ vững vị thế của mình trong ngành sơn và chất phủ?
Ông EE Soon Hean: Kể từ khi hiện diện tại Việt Nam vào năm 1989 với tư cách một công ty thương mại, Nippon Paint đã liên tục rót vốn vào thị trường này. Chúng tôi lần lượt xây ba nhà máy vào năm 1994, 2006 và 2014.
Các khoản đầu tư mà Nippon Paint đã rót vào Việt Nam cho thấy chúng tôi quan tâm và duy trì cam kết tại thị trường này. Đồng thời, chúng còn cho thấy chúng tôi lạc quan về tiềm năng của Việt Nam.
Số hoá cũng là một trong các trụ cột mà Nippon Paint đang nỗ lực đẩy mạnh để giữ vững và tăng cường vị thế tại Việt Nam. Ngày nay, chúng ta không còn có thể tiếp cận khách hàng theo những cách truyền thống.
Ông Đào Hữu Nghị: Từ năm 2020, chúng tôi tiến hành tổ chức cuộc thi “Giải thưởng nhà đẹp” độc quyền trên ứng dụng “Sơn Nippon”. Thông qua cuộc thi, chúng tôi hy vọng khách hàng sẽ cảm thấy “ngôi nhà đã trở thành mái ấm” của chính họ, giúp họ hài lòng về chất lượng và niềm vui mà sản phẩm của chúng tôi mang đến.
Vậy, trong gần ba năm đại dịch Covid-19, Nippon Paint có gặp khó khăn nào khi phổ biến các ứng dụng hay không? Liệu tập đoàn có đang cân nhắc đến các mạng xã hội phổ biến như TikTok để tiếp cận thêm đối tác?
Ông EE Soon Hean: Trong thời kỳ giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19, duy trì kết nối với stakeholders đóng vai trò rất quan trọng và đây là lợi ích lớn mà 4 ứng dụng mang lại cho chúng tôi.
Nhờ có các ứng dụng trên với các chương trình livestream, chúng tôi có thể vẫn truyền tải thông điệp đến stakeholders và phát triển những dòng sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của thị trường.
Điều này đã gián tiếp giúp củng cố một trụ cột khác của chúng tôi là nghiên cứu và phát triển sản phẩm tập trung vào yếu tố an toàn và bảo vệ sức khỏe bằng các sản phẩm có tác dụng kháng vi khuẩn, virus.
Nippon Paint đặt mình vào vị trí tiên phong trong việc thúc đẩy các giới hạn công nghệ. Vậy, sau gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, công nghệ của Nippon Paint đã “tiến hóa” như thế nào để đem đến dịch vụ toàn diện cho khách hàng?
Ông Đào Hữu Nghị: Năm 2010, tại thị trường Việt Nam, chúng tôi đã khai sinh ra hai dòng sơn Odour-less cho nội thất và WeatherGard cho ngoại thất.
Odour-less là một dòng sản phẩm quan trọng, giúp mở đường cho các khái niệm mới trong ngành sơn phủ như “sơn gần như không mùi’’, “thân thiện với môi trường”.
Có thể nói, công nghệ chính là kim chỉ nam để chúng tôi tiến lên từng ngày. Với định hướng liên tục cải tiến công nghệ, chúng tôi còn cho ra mắt các dòng sản phẩm khác an toàn và bảo vệ sức khỏe người dùng qua việc kháng vi khuẩn, virus.
Ngoài phát triển sản phẩm và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài như Nippon Paint có đang theo đuổi xu hướng ESG (Environmental, Social and Governance – môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) tại Việt Nam?
Ông EE Soon Hean: ESG là một chủ đề lớn, có những thách thức và cơ hội riêng. Đối với Nippon Paint, G là chữ cái đứng cuối cùng nhưng lại là thành phần quan trọng nhất.
G sẽ đóng vai trò dẫn đường cho những doanh nghiệp ngoại như Nippon Paint đưa ra các sáng kiến để thúc đẩy phong trào ESG. Từ khâu sản xuất, chúng tôi đã đề ra những tiêu chuẩn xanh như hàm lượng VOC cực thấp; không độc hại, không chứa APEO, chì, thuỷ ngân và kim loại nặng.
Nippon Paint cũng đề cao trách nhiệm với cộng đồng và tham gia các hoạt động để xây dựng Việt Nam tươi đẹp, chẳng hạn như trồng cây giúp giảm bớt carbon trong không khí, sơn sửa nhà cho các gia đình khó khăn, trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo…
Trong tương lai, định hướng của tập đoàn là gì và liệu Nippon Paint đã chuẩn bị gì cho những cơn gió ngược kinh tế trên toàn cầu trong năm tới?
Ông EE Soon Hean: Như đã nói, chúng tôi đang nhắm đến vị trí số một thế giới. Do đó, Nippon Paint dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện thêm các thương vụ mua lại trên toàn cầu trong tương lai.
Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế suy yếu, các công ty có nền tảng mạnh mẽ sẽ sống sót và vượt trội so với các doanh nghiệp chưa sẵn sàng đương đầu thách thức.
Các đối thủ có thể làm điều tương tự trong khủng hoảng hay không, có. Nhưng liệu chúng tôi có thể làm tốt hơn hay không? Đáp án là có. Suy cho cùng, công ty nào vững vàng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong khủng hoảng.
Xin cảm ơn hai ông về những chia sẻ hôm nay!