Giá vàng tăng mạnh nhờ USD yếu và một số nhu cầu đối với tài sản an toàn khi nên khi dữ liệu kinh tế Mỹ cho kết quả yếu và những phát biểu cứng rắn từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dấy lên lo ngại về suy thoái.
Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 0,5% trong tháng 12.2022 sau khi tăng 0,2% trong tháng 11.2022. Giá tiêu dùng của Mỹ tháng 12.2022 cũng giảm lần đầu tiên trong vòng 2,5 năm. Thông tin này càng củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư về việc Fed chỉ tăng lãi suất ở mức thấp là 0,25% trong tháng 2 tới.
Đó cũng là nguyên nhân đẩy lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm giảm từ mức 4% xuống còn 3%, cho thấy nhiều nhà đầu tư đã có một đợt bán tháo mạnh đối với trái phiếu này. Vàng đang hưởng lợi bởi dự báo trên vì lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời.
USD đang suy yếu và đó là một trong những lý do tại sao chúng ta đang chứng kiến sự phục hồi của vàng, mà tôi nghĩ rằng giá sẽ chỉ tăng tốc từ đây.
Đồng bạc xanh dao động gần mức thấp nhất trong 8 tháng sau khi một loạt dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang mất đà, giúp vàng trở nên rẻ hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác.
Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ giảm xuống dưới 102 điểm.
Kể từ năm 2022, Fed đã mạnh tay điều chỉnh lãi suất để hạ nhiệt nhu cầu khi lạm phát tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều thập niên. Các động thái tăng mạnh lãi suất đã giúp hạ nhiệt thị trường nhà ở và giảm nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên trong báo cáo công bố ngày 18/1, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, các nhà hoạch định chính sách cần thêm bằng chứng để khẳng định lạm phát đang trên đà giảm.
Lạm phát hàng năm trong tháng cuối năm 2022 của Mỹ đã giảm còn 6,5% sau mức tăng 7,1% của tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi hàng năm cũng giảm xuống 5,7% từ mức 6%.
Giới phân tích tài chính cho rằng, lạm phát Mỹ tháng 12/2022 giảm là yếu tố Fed cần để bắt đầu chậm lại. Sau báo cáo CPI, thị trường bắt đầu đặt cược 96,2% cơ hội tăng 25 điểm cơ bản trong tháng 2/2023 so với mức tăng 50 điểm cơ bản.
Tuy nhiên, để nhận định về triển vọng tăng giá thêm của mặt hàng kim quý vàng trong thời gian tới, các nhà giao dịch cần thấy lạm phát bắt đầu giảm xuống một cách có ý nghĩa, tiếp nối tháng 12/2022 khi lạm phát Mỹ ở mức thấp. Vàng dường như hoạt động tốt hơn khi thị trường đang suy giảm.
Nhưng hiện tâm lý trên các thị trường tài chính vẫn còn yếu do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu của các nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro hơn.
Đối với thị trường vàng trong nước, trong phiên sáng nay, giá vàng thế giới khi niêm yết ở mức 66,9- 67,9 triệu đồng/lượng (mua-bán), thậm chí nhiều thời điểm vàng SJC vọt lên trên 68 triệu đồng/lượng tăng 400.000 đồng/lượng so với hai phiên trước.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là quy đổi giá vàng trong nước đang duy trì ở mức cao hơn thế giới gần 13,5 triệu đồng/lượng (tính theo tỷ giá ngân hàng, chưa bao gồm thuế, phí), nên mua vàng trong nước rủi ro cao.
Ngày 20/1, các ngân hàng thương mại đã tăng giá USD thêm 70 đồng, Eximbank mua vào 23.220 – 23.240 đồng/USD, bán ra 23.640 đồng; Vietcombank mua vào 23.250 – 23.280 đồng, bán ra 23.620 đồng/USD.