Theo đó, quyết định có hiệu lực luôn từ ngày ký.
Khung giá này sẽ là cơ sở để Tập đoàn Điện lực và các đơn vị phát điện mặt trời, điện gió thoả thuận giá phát điện theo quy định. Mức giá trần này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Các mức giá cụ thể theo Quyết định 21/QĐ-BCT như sau:
STT |
Loại hình nhà máy |
Mức trần của khung giá (đồng/kWh) |
1 |
Nhà máy điện mặt trời mặt đất |
1.184,90 |
2 |
Nhà máy điện mặt trời nổi |
1,508,27 |
3 |
Nhà máy điện gió trong đất liền |
1.587,12 |
4 |
Nhà máy điện gió trên biển |
1.815,95 |
Được biết hôm qua, 6/1/2023, EVN đã trình lại Bộ Công thương khung giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo dở dang.
Trước đó, ngày 28/12/2022, Bộ Công thương đã có văn bản chỉ đạo EVN rà soát tính toán lại khung giá và trình Bộ. Nguyên do các kết quả tính toán trước đó chưa kèm theo hồ sơ tài liệu minh chứng, thuyết minh về các phương án và chưa phù hợp với quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BCT (Thông tư 15).
Sau đó ngày 29/12/2022, Bộ Công thương lại nhắc lãnh đạo EVN vì chưa nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt khung giá phát điện của EVN theo quy định của Thông tư 15.
Tính đến thời điểm 15 ngày kể từ ngày Thông tư 15 có hiệu lực (ngày 16/12/2022), EPTC đã nhận được hồ sơ của 102 nhà máy điện mặt trời (04 nhà máy điện mặt trời nổi và 98 Nhà máy điện mặt trời mặt đất) và 109 nhà máy điện gió (35 nhà máy điện gió trên biển và 74 nhà máy điện gió trong đất liền).
Trao đổi với Báo Đầu tư – baodautu.vn, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho hay, “giá điện thấp như này lại bằng VNĐ nữa thì nhiều nhà đầu tư năng lượng tái tạo sẽ không thấy hấp dẫn.
Lý giải thực tế này, một doanh nghiệp đã đầu tư 3 dự án điện mặt trời và 2 dự án điện gió đều đã đi vào hoạt động cho hay, nếu giá điện tính theo USD thì ít ra còn được chứ tính theo VND đã thấp, lại cộng thêm tỷ lệ trượt giá nữa thì rất khó có hiệu quả.